Bất động sản Tây Nguyên những năm gần đây bao gồm các tỉnh như Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Nông, Kon Tum trở nên sôi động bởi lượng giao dịch gia tăng. Thị trường chứng kiến “cuộc đua” mở rộng thị trường sôi đội của nhiều ông lớn trên vùng đất Tây Nguyên giàu tiềm năng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng Bất động sản Thành Công Gia Lai tìm hiểu sâu hơn lý do vì sao Bất động sản Tây Nguyên trở nên thu hút và được đông đảo giới đầu tư chú ý.
Bất động sản Tây Nguyên thu hút giới địa ốc năm 2023
Mặc dù được đánh giá là khu vực với cung đường cách trở, xa xôi so với vị trí các thành phố lớn của cả nước. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, Tây Nguyên chuyển mình, thay đổi diện mạo, “khoác áo mới” nhờ hệ thống hạ tầng được đầu tư ngày càng bài bản, đồng bộ. Với đa dạng các loại hình giao thông bao gồm: Đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, giao thương giữa Tây Nguyên và các vùng nhờ vậy được thông suốt, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển, cũng như thúc đẩy thị trường Bất động sản Tây Nguyên tăng trưởng mạnh mẽ.
Bất động sản Tây Nguyên ngày càng được quan tâm, săn đón
Lý do thị trường Tây Nguyên đón sóng đầu tư mạnh mẽ
Tây Nguyên có diện tích tự nhiên hơn 54.000 km2, đứng thứ 3 trong 6 vùng kinh tế của cả nước. Tính đến năm 2018, số liệu cho thấy mật độ dân số trung bình của vùng đất này chỉ là 108 người/km2, thấp nhất so với các khu vực còn lại như Trung du và miền núi phía Bắc (109 người/km2), Tây Nam Bộ (436 người/km2)…
Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, nhu cầu đất xây dựng đô thị của Tây Nguyên năm 2020 khoảng hơn 23,8 nghìn ha. Đồng thời, năm 2030, toàn Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị với 27 đô thị hình thành mới. Với sức hút nhờ quỹ đất rộng lớn, dư địa phát triển còn cao, Bất động sản Tây Nguyên đang thu hút rất nhiều giới đầu tư địa ốc nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường bằng những dự án quy mô lớn.
- Điển hình tại Đắk Lắk, Tập đoàn T&T đã đề xuất thực hiện 5 dự án trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, gồm:
– Khu đô thị thương mại dịch vụ Ea Tam với quy mô 51,67 ha;
– Tổ hợp Khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại và Nhà ở thương mại (42.645 m2);
– Khu biệt thự Ea Kao (46,14 ha);
– Khu sân golf hồ Ea Kao (76,7 ha);
– Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk.
- Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã lấn sân vào lĩnh vực bất động sản với các dự án tại Đăk Lăk:
– Dự án Thành phố Cà phê quy mô 45,45 ha tại TP. Buôn Ma Thuột.
– Khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng (huyện Krông Na);
– Khu danh lam thắng cảnh Đồi Cư H’Lâm;
– Dự án du lịch ở khu thác Draynur cách trung tâm Buôn Ma Thuột khoảng 30 km.
Loạt “ông lớn” bất động sản cũng đến Đắk Nông khảo sát đầu tư dự án bất động sản ở Tây Nguyên. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Phương đã đề xuất khảo sát, xin chủ trương đầu tư 4 dự án, gồm: tổ hợp Boxit – Alumin – Nhôm Đắk Glong; Dự án điện gió thuộc huyện Tuy Đức, Đắk Song và Đắk Glong; Khu công nghiệp Nhân Cơ 2; tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng tại TP. Gia Nghĩa.
Trong khi đó, Novaland cũng báo cáo ý tưởng quy hoạch khu vực huyện Đắk Glong và Vườn quốc gia Tà Đùng, với dự án khu du lịch quy mô 23.500 ha. Tập đoàn T&T đề xuất ý tưởng đầu tư Khu đô thị du lịch sinh thái hồ Đắk R’tíh (TP. Gia Nghĩa, Đắk Nông) có tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD…
Thị trường bất động sản Tây Nguyên cất cánh nhờ hạ tầng
UBND các tỉnh Tây Nguyên quan tâm đầu tư vào hạ tầng giao thông đã tạo đột phá lớn trong phát triển kinh tế, thu hút được dòng vốn đầu tư vào bất động sản Tây Nguyên. Các địa phương Tây Nguyên cũng dành nhiều quỹ đất trong kế hoạch phát triển nhà ở, mở ra nhiều dư địa cho đầu tư, phát triển đô thị. Tại Đắk Lắk, trong giai đoạn mới, tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 35%; xây dựng 21 đô thị, gồm một đô thị loại I là TP. Buôn Ma Thuột, một đô thị loại III là thị xã Buôn Hồ; 5 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V.
Đắk Nông đã ban hành danh mục 22 dự án kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn năm 2022, với tổng mức đầu tư 67.804 tỷ đồng. Chỉ riêng 10 dự án bất động sản và thương mại trong danh sách này đã có quy mô gần 67.000 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD).
Đáng chú ý nhất có Dự án Khu đô thị Lửa và Nước Đắk Rtik tại TP. Gia Nghĩa, diện tích hơn 752 ha, có tổng vốn hơn 53.000 tỷ đồng. Tại TP. Gia Nghĩa còn có Khu đô thị Thung lũng xanh Nghĩa Phú có tổng vốn hơn 1.600 tỷ đồng; Khu đô thị cửa ngõ Nghĩa Phú với hơn 8.662 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái thác Liêng Nung với tổng vốn dự kiến 500 – 700 tỷ đồng…
Trong khi đó, quỹ đất phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2021-2025 khoảng hơn 1.416 ha. Trong đó, quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 995,62 ha; quỹ đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 53,5 ha; quỹ đất phát triển nhà ở cho các hộ thuộc diện tái định cư khoảng 75,4 ha và quỹ đất phát triển nhà ở riêng lẻ dân tự xây khoảng 292 ha. Với quỹ đất dồi dào, nhiều tiềm năng và được định hướng phát triển một cách bài bản, bất động sản Tây Nguyên trở thành thị trường mới nổi với tiềm năng vượt trội.
Bước sang năm 2023, sau đợt sốt đất trong cả nước, thị trường nhà đất Tây Nguyên cũng như thị trường cả nước đang có bước chững lại. Nhiều dự án bất động sản, sản phẩm nhà đất riêng lẻ có xu hướng giảm giá. Đây là giai đoạn phù hợp để nhà đầu tư quan tâm thị trường bất động sản Tây Nguyên đầy tiềm năng có nhiều cơ hội lựa chọn được sản phẩm bất động sản phù hợp nhu cầu với giá cả đúng giá trị.
Trào lưu bỏ phố lên rừng thúc đẩy thị trường bất động sản Tây Nguyên sôi động
Cùng với sự đầu tư bài bản của hạ tầng giao thông, sự đổ bộ của giới địa ốc về các vùng Tây Nguyên, trào lưu bỏ phố lên rừng năm vừa qua cũng khiến thị trường Bất động sản Tây Nguyên trở nên thu hút.
Số lượng những người trẻ tuổi, gia đình nhỏ rời phố về quê đã tăng lên đáng kể không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Trong giai đoạn dịch bệnh, các bạn trẻ gặp nhiều áp lực công việc, cuộc sống, sức khỏe ở phố thị đã lựa chọn về quê hoặc một vùng đất trù phú với không gian xanh để thay đổi chất lượng cuộc sống và tìm hướng đi mới.
Từ đó, nhiều bạn trẻ tìm đến những vùng đất yên bình với nhiều cơ hội mới để lập nghiệp, trồng rau nuôi cá, kinh doanh homestay, farmstay…trở thành một làn sóng khởi nghiệm với nhiều cơ sở, doanh nghiệp được thành lập và nhiều sản phẩm mới ra đời từ khu vực nông thôn, rừng núi.
Các bạn trẻ gặp nhiều áp lực công việc, cuộc sống, sức khỏe ở phố thị đã lựa chọn “bỏ phố lên rừng”
Sở hữu nhiều lợi thế về tự nhiên nhưng phong cảnh thiên nhiên đẹp, thời tiết khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, điều kiện thổ nhưỡng tốt, quỹ đất rộng rãi trù phú…Bất động sản Tây Nguyên trở thành điểm đến của đông đảo người trẻ trong trào lưu bỏ phố lên rừng. Nhiều bạn trẻ đã thành công với các mô hình nhà vườn, kinh doanh homestay, farmstay ở những khu vực lý tưởng của Tây Nguyên trù phú.
Thời gian gần đây có nhiều đánh giá trào lưu “bỏ phố lên rừng” khiến nhiều bạn trẻ vỡ mộng. Tuy nhiên, trên thực tế, đây được xem là xu hướng thuận theo tự nhiên, phù hợp với lối sống xanh bền vững. Không phải là trào lưu mà là sự lựa chọn một lối sống tích cực.
Đây cũng là lý do mặc dù có nhiều đánh giá tiêu cực đối với trào lưu này, nhưng Bất động sản Tây Nguyên vẫn luôn được tìm kiếm ráo riết không chỉ với giới đầu tư bất động sản, mà với cả những người trẻ đi lập nghiệp hay những cư dân thành phố muốn mua một mảnh vườn hay căn nhà nhỏ để làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần và khai thác cho thuê khi để trống.
Thị trường bất động sản Gia Lai trở thành ưu tiên trong năm 2023
Trong xu hướng tìm kiếm bất động sản Tây Nguyên giá rẻ, với lợi thế nắm giữ diện tích tự nhiên hơn 15.000 km2, lớn nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 2 cả nước, Gia Lai nhanh chóng lọt tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư, khách hàng cũng như các doanh nghiệp lớn… Quỹ đất rộng lớn chưa khai thác là thế mạnh để các nhà đầu tư có thể thực hiện những dự án quy mô trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, du lịch, dịch vụ…
Theo báo cáo PAPI-2020 – “Chỉ số hiệu quả Quản trị & hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện, trong nhóm Tây Nguyên, ngoài Lâm Đồng đứng thứ 3 cả nước thì Gia Lai và Đăk Lăk đều có vị trí khá, thậm chí còn đứng trên nhiều địa phương có mặt bằng kinh tế, xã hội và du lịch phát triển khác như: Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Phú Yên,…
Trong Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2022 được tổ chức vào cuối tháng 5, TS. Trần Du Lịch nhận định, Gia Lai nói riêng và các địa phương Tây Nguyên còn nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt là trong phát triển các khu đô thị. Gia Lai vẫn còn quỹ đất lớn, có nhiều danh lam thắng cảnh và những giá trị văn hoá đặc sắc. Nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm kết nối Tây Nguyên về hướng biển và ba nước Đông Dương.
Với lợi thế nắm giữ diện tích tự nhiên hơn 15.000 km2, bất động sản Gia Lai ngày càng thu hút giới đầu tư địa ốc
Việc các địa phương quan tâm đầu tư vào hạ tầng giao thông sẽ tạo đột phá rất lớn phát triển các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là thu hút được dòng vốn đầu tư vào bất động sản Tây Nguyên. Trong hội nghị nêu trên, Gia Lai trao quyết định chủ trương đầu tư cho nhiều dự án bất động sản như Dự án Suối HP FBS, tổng vốn đầu tư 336 tỷ đồng của Công ty cổ phần tài chính và Phát triển doanh nghiệp; Dự án đường Lý Tự Trọng, tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng của Công ty TNHH Tây Bắc Gia Lai…
Sự đổi thay của Gia Lai đang ngày càng rõ nét, từ sự phát triển hạ tầng kết nối cho đến các giải pháp xúc tiến đầu tư của tỉnh được đẩy mạnh. Kết quả là đã thu hút được 515 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 832,9 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2016 – 2020. Chất lượng nhà đầu tư cũng được cải thiện đáng kể khi đến nay, Gia Lai đã có sự góp mặt của nhiều tập đoàn bất động sản hàng đầu, trong vai trò dẫn dắt thị trường bất động sản Tây Nguyên ở nhiều phân khúc như: bất động sản, du lịch,…
Vừa qua, Gia Lai đã thông qua phân bổ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 với tổng vốn dự kiến trên 18.259 tỷ đồng cho nhiều dự án trọng điểm như: Nhà hát, trung tâm triển lãm văn hóa, nghệ thuật và thư viện tổng hợp tỉnh; Đường hành lang kinh tế phía Đông (tuyến tránh Quốc lộ 19, huyện Đăk Đoa – Chư Păh – TP Pleiku, dài 16 km, rộng 30 m)…
Nhiều chuyên gia cho rằng Gia Lai đang hội tụ đủ điều kiện để trở thành tâm điểm mới trong thị trường Bất động sản Tây Nguyên, trong đó tài nguyên tự nhiên thuận lợi và chính sách trải thảm đỏ của địa phương sẽ là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư chiến lược phát triển các dự án có quy mô, đồng bộ, bài bản và chia thành các phân kỳ rõ rệt.
Thông qua bài viết: “Vì sao nên đầu tư Bất động sản Tây Nguyên năm 2023”, khách hàng đã cùng với Thành Công Gia Lai tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo động lực cho thị trường nhà đất Tây Nguyên cất cánh. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin thị trường, đặc biệt đối với nhà đất Gia Lai, có thể liên hệ trực tiếp với Công ty qua số hotline để được tư vấn chi tiết.
Hotline: 0935 044 123
Địa chỉ trụ sở: 25A Lê Văn Hưu, P.Yên Thế, Tp.Pleiku, Gia Lai.